• page.com.vn

Củ, quả mọc mầm: Loại nào ăn được, loại nào không ăn được?


Tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe, còn khoai tây mọc mầm kịch độc với cơ thể con người

Củ, quả mọc mầm: Loại nào ăn được, loại nào không ăn được?

Củ, quả mọc mầm ăn được

1. Tỏi

Tỏi nảy mầm còn có nhiều lợi ích hơn tỏi tươi. Nó giàu selen và có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do và tốt cho sức khỏe tim mạch. Tác dụng chống ung thư cũng mạnh hơn tỏi chưa nảy mầm. Mặc dù có lợi hơn tỏi thường, lượng tỏi mọc mầm ăn vào phải được kiểm soát và không được ăn khi bụng đói.

Củ, quả mọc mầm: Loại nào ăn được, loại nào không ăn được?-227-1

2. Hành tây

Hành tây nảy mầm vẫn có thể ăn được. Nhưng cần lưu ý rằng giá trị dinh dưỡng của nó sẽ bị giảm đi vì đang phải mang lại sức sống cho mầm mới.

3. Bắp cải

Bắp cải nảy mầm vẫn ăn được bình thường. Tuy nhiên, giống hành tây, giá trị dinh dưỡng của nó đã bị giảm đi đáng kể.


 

4. Đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan

Các loại hạt này sau khi nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Đậu nành nảy mầm thường cao 0,5 cm và những hạt đậu nành như vậy có thể ăn được.

5. Gạo lứt

Gạo lứt nảy mầm phổ biến ở Nhật Bản và hiện nay được coi là loại thực phẩm mới có lợi cho cơ thể con người. Nó bù đắp khuyết điểm của gạo lứt bình thường như khó ăn, gia tăng thành phần có lợi như axit gamma-aminobutyric (GABA).

6. Gừng

Gừng nảy mầm không sinh độc tố, tuy nhiên hương vị không ngon như trước đó.


 

Củ, quả mọc mầm không ăn được

Củ, quả mọc mầm: Loại nào ăn được, loại nào không ăn được?-227-1
1. Khoai tây nảy mầm

Sau khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh và nảy mầm, nó sẽ sản sinh ra một loại độc tố gọi là solanine. Tiêu thụ lâu dài thực phẩm có chứa solanine có thể gây ra phản ứng độc hại, chẳng hạn như buồn nôn và nôn

2. Đậu phộng, củ lạc

Lạc nảy mầm trước khi bóc vỏ thì bạn nên chú ý, lúc này vỏ lạc rất dễ bị hư hỏng, dễ dẫn đến nấm mốc xâm nhập, có thể tạo ra chất màu vàng gây ung thư. Vì vậy, một khi đậu phộng chưa bóc vỏ mà đã nảy mầm, bạn phải vứt đi càng sớm càng tốt.


 

3. Khoai lang, khoai tím, khoai môn mọc mầm không có độc nhưng bạn nên chú ý xem chúng có bị mốc khô

Khoai lang, khoai tím và khoai môn cũng tương tự như khoai tây và là loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao nhưng chúng không tạo ra chất độc hại khi nảy mầm.

Nhưng điều kiện môi trường thích hợp cho chúng nảy mầm cũng chính là điều kiện để nấm mốc phát triển và sinh sản. Nấm mốc này có thể sinh ra độc tố. Trước khi ăn nhớ kiểm tra kỹ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như nấm mốc thì không nên ăn .

Mẹo nhỏ: Nếu bạn thấy khoai lang hoặc khoai lang tím mọc mầm, đừng vứt đi mà có thể tìm chậu để trồng, lá khoai lang là loại rau tốt cho sức khỏe.

    Nhận xét của bạn

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM