• page.com.vn

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)


Cuộc sống bận rộn, hối hả đã khiến cho chung ta quên đi những bữa ăn chính cho cơ thể đây cũng được xem như là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày, đa số những người trưởng thành đi làm đều mắc phải nhưng có ít kiến thức, nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày. Dẫn đến bệnh ngày càng nặng và xảy ra những hậu quả không mong muốn.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, quá trình theo dõi triệu chứng, xác định nguyên nhân để kiểm soát kịp thời là thực sự cần thiết.

Theo nhiều ghi nhận thì bệnh đau dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa và tăng cao. Đây là những lứa tuổi lo học, lo làm nên không để ý đến thói quen sinh hoạt của mình ảnh hưởng đến dạ dày, cũng như lơ là không để ý đến sức khỏe, mà chỉ quan tâm tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày khi bệnh biểu hiện rõ, những lúc này điều trị bệnh cũng khó khăn và mất thời gian.

 

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng. Đau có thể gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có thể đau sau khi ăn làm người bệnh cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)-431-1

Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng kèm theo. Cụ thể như:

  • Ợ chua hoặc trào ngược axit.
  • Buồn nôn.
  • Đầy hơi.
  • Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi.
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc chua

Nguyên nhân gây đau dạ dày

 

Loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân hay gặp là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison…

 

Ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày. Một số điển hình thường gặp gồm:(4)

  • Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
  • Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để để bụng trong trạng thái quá đói.
  • Ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua.
  • Vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi…
  • Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu…).
  • Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…

Stress và lo lắng kéo dài

Khi tâm lý căng thẳng, lo lắng, các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, dẫn đến hiện tượng đau bụng, ợ chua, đầy hơi… Ngoài ra, stress còn có khả năng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng đau bao tử thường gặp.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)-431-1

Nguyên nhân gây bênh đau dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc thường dùng có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các rối loạn khác đối với hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng những loại sau: Thuốc giảm đau không kê đơn, Thuốc kháng sinh, Thuốc Cholesterol, Thuốc giảm đau Opioid, Thực phẩm chức năng bổ sung sắt, Thực phẩm chức năng bổ sung sắt,… ngoài ra việc dùng thuốc quá nhiều có thê làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong dạ dày, gây ra viêm hoặc loét dạ dày.

 

Cách phòng ngừa đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt cũng như sức khỏe. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đau bao tử ngay từ sớm là hoàn toàn cần thiết. Một số giải pháp hữu ích có thể áp dụng như:

  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước.
  • Quản lý cảm xúc để tránh căng thẳng.
  • Tham gia tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Hạn chế tiêu thụ chất béo và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)-431-1

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Cách chữa trị

Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu:

Đối với nguyên nhân do loét dạ dày, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton làm giảm tiết axit (Proton Pump Inhibitors- PPIs) để lành ổ loét như: Omeprazole, Pantoprazole, Lanzoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole. 

Trường hợp loét dạ dày tá tràng do Helicobacter Pylori, người bệnh cần dùng kháng sinh phối hợp với PPI để điều trị.

Những trường hợp dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc Aspirin gây đau dạ dày, người bệnh cần dùng thêm PPI để điều trị.

Đối với chứng khó tiêu chức năng, người bệnh có thể dùng đơn thuần PPI hoặc phối hợp với các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa (Prokinetic) để điều trị.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày(đau bao tử)-431-1

Gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời

Điều trị đau dạ dày tại nhà

  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày.
  • Nhai thức ăn chậm rãi.
  • Tập thể dục mỗi ngày để giảm căng thẳng, thay đổi cách sống để cân bằng.
  • Tuyệt đối tránh xa các loại thức ăn khiến tình trạng nặng thêm (đồ dầu mỡ, đồ cay nóng…).
  • Tránh nằm nhiều vì dễ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thậm chí xuất hiện hiện tượng ợ chua khó chịu.
  • Uống trà gừng để làm giảm triệu chứng đau bụng.
  • Tránh tuyệt đối việc hút thuốc và uống rượu bia.
  • Tránh tiêu thụ các loại thức ăn khó tiêu như: thực phẩm chứa chất béo, axit, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ… để giảm triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày.
  • Uống nước chanh pha baking soda để làm giảm nồng độ axit dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng ợ nóng, khó tiêu.

 

Bệnh đau dạ dày cũng được xem như là một căn bệnh nghiêm trong, không thể xem nhẹ. Do đó, mỗi người nên ăn uống cẩn thận và điều độ để giữ sức khỏe cho bản thân. Nếu chẳng may bị bệnh nên nhanh chóng điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi tình trạng cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ. Đây là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức về bệnh, cũng như những nguyên nhân và cách phòng ngừa, chữa trị bệnh đau dạ dày.

    Nhận xét của bạn

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

    Cocoon - Sản phẩm thuần chay Việt Nam
    • Khỏe Đẹp
    • 06/09/2024 02:59:20
    Cocoon - Sản phẩm thuần chay Việt Nam
    Matcha là gì? Có bao nhiêu loại matcha?
    • Ẩm Thực
    • 01/08/2024 09:42:27
    Matcha là gì? Có bao nhiêu loại matcha?
    Sóng wifi có hại không?
    • Tư Vấn
    • 10/07/2024 11:06:04
    Sóng wifi có hại không?
    Mèo ăn hạt nhiều có tốt không?
    • Tư Vấn
    • 10/07/2024 08:21:19
    Mèo ăn hạt nhiều có tốt không?
    Cách tăng chiều cao tuổi dậy thì
    • Tư Vấn
    • 09/07/2024 12:00:29
    Cách tăng chiều cao tuổi dậy thì
    Cách làm bánh flan đơn giản tại nhà
    • Ẩm Thực
    • 08/07/2024 07:10:37
    Cách làm bánh flan đơn giản tại nhà
    Tác dụng của sữa chua uống Probi
    • Tư Vấn
    • 08/07/2024 05:30:54
    Tác dụng của sữa chua uống Probi
    Tác hại của mất răng
    • Tư Vấn
    • 05/07/2024 09:12:50
    Tác hại của mất răng
    Tác Hại Thức Khuya
    • Tư Vấn
    • 04/07/2024 07:28:59
    Tác Hại Thức Khuya
    Lông Mèo Có Hại Không
    • Tư Vấn
    • 04/07/2024 06:05:54
    Lông Mèo Có Hại Không
    Thương hiệu mỹ phẩm Cocoon Việt Nam
    • Khỏe Đẹp
    • 03/07/2024 10:25:36
    Thương hiệu mỹ phẩm Cocoon Việt Nam
    Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa
    • Tư Vấn
    • 02/07/2024 09:57:01
    Dấu Hiệu Đau Ruột Thừa