• page.com.vn

Sự khác nhau giữa ngủ trưa 5 phút, 10 phút, 30 phút


Tiến sĩ Sarah Mednick, nhà khoa học và chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Harvard, Mỹ, phân tích lợi ích của từng thời lượng giấc ngủ trưa.

Sự khác nhau giữa ngủ trưa 5 phút, 10 phút, 30 phút

1. Thời lượng ngủ và tác dụng với cơ thể

- Chợp mắt 2-5 phút

Đây chưa phải là một giấc ngủ nhưng đủ giúp cơ thể bình tĩnh và chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Lúc này, bạn không suy nghĩ hay làm bất cứ điều gì trong vài phút, chỉ cần nhắm mắt lại. Khi mở mắt ra lần nữa, bạn sẽ thấy bớt mệt mỏi và mắt sáng hơn.

- Một giấc ngủ ngắn 10-15 phút

Bạn không nên chơi điện thoại, game trước khi ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi. Sau giấc ngủ trưa 10-15 phút, bạn có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc ngay.

- Một giấc ngủ ngon 20-30 phút

Khoảng thời gian này đủ để giảm mệt mỏi, đồng thời cho phép các cơ quan sửa chữa, tái tạo tế bào. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với não và tim.

2. Ba điều nên làm khi ngủ trưa

- Tuân thủ thời gian nghỉ trưa: Người trung niên và người già nên duy trì thói quen nghỉ trưa giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bởi chức năng thể chất của người trung niên và người già suy giảm, cần được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi thể lực.

- Nên chọn nơi yên tĩnh, thoải mái, thông thoáng trong giờ nghỉ trưa để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

- Duy trì đủ thời gian ngủ: Thông thường thời gian ngủ được khuyến nghị không dưới 7 tiếng.

3. Ba điều không nên làm khi ngủ trưa

- Không ngủ trưa quá lâu: Thời gian ngủ trưa nên là 30 phút, điều này có thể giúp giảm tỷ lệ mắc một số bệnh như bệnh tim mạch vành và bệnh tim. Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, từng tiến hành một nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngủ trưa và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thời gian ngủ trưa càng dài, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao, đặc biệt đối với những người ngủ hơn 90 phút mỗi lần. Đối với những người có mỡ máu cao, ngủ trưa quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Không đi ngủ ngay sau bữa trưa: Sau khi ăn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và máu trong cơ thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Lúc này, bạn dễ buồn ngủ nhưng không nên ngủ ngay, bởi quá trình lưu thông máu sẽ chậm lại, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa. Điều này không chỉ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn có thể gây trào ngược axit, gây tổn thương đường tiêu hóa và thực quản. Đặc biệt, sau tuổi 50, chức năng tiêu hóa kém dần. Thay vì ngủ ngay, bạn có thể đọc báo, dọn dẹp bát đĩa một lúc.

- Không nằm sấp hoặc ngủ gục trên bàn: Tư thế này gây áp lực lên cột sống, chèn ép dây thần kinh thị giác. Những người sau 50 tuổi nằm sấp khi ngủ dễ mắc bệnh tăng nhãn áp. Nếu tay chân không được duỗi thẳng, máu không lưu thông khi ngủ, tay chân sẽ lạnh và tê, cuối cùng có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Nếu không có giường, bạn có thể mua một chiếc ghế tựa, bịt mắt, dùng một chiếc chăn nhỏ để có giấc ngủ ngon.

Phần bổ sung:

Ngủ trưa có nhiều lợi ích, giúp phục hồi năng lượng, nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện tâm trạng... Tuy nhiên, nếu buổi trưa bạn không thấy mệt, không cần ép mình ngủ. Điều quan trọng cần lưu ý là ngủ trưa không thay thế được giấc ngủ ban đêm. Nếu bạn ngủ không ngon, không đủ vào ban đêm, việc ngủ trưa cũng không cải thiện được tình trạng thể chất của bạn.

    Nhận xét của bạn

         

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM