1. Ảnh Hưởng Đến Giấc Ngủ
Thức khuya làm gián đoạn giấc ngủ tự nhiên, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Mất ngủ, khó ngủ
- Ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn
- Thức dậy mệt mỏi, không sảng khoái
2. Gây Suy Giảm Sức Khỏe Tinh Thần
Thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, não bộ không thể hoạt động hiệu quả, dễ dẫn đến các vấn đề về tinh thần.
3. Ảnh Hưởng Đến Hệ Miễn Dịch
Thiếu ngủ do thức khuya làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh tật hơn. Các bệnh như cảm lạnh, cúm và các vấn đề về hô hấp thường xuất hiện nhiều hơn ở những người thức khuya.
4. Tác Động Xấu Đến Da
Thức khuya làm rối loạn quá trình tái tạo da, mức độ tái tạo vào ban đêm nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, khô da, mụn trứng cá…
Quầng thâm và bọng mắt: Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, thức khuya sẽ dẫn đến lưu thông máu quanh mắt kém, sẽ xuất hiện quầng thâm quanh mắt, vệt máu trong lòng trắng của mắt và bọng mắt.
Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Làm Việc
1. Giảm Khả Năng Tập Trung
Thức khuya làm giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ gấp 5 lần bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
2. Suy Giảm Trí Nhớ
Thiếu ngủ do thức khuya làm suy giảm trí nhớ. Việc ghi nhớ và tái hiện thông tin trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến học tập và công việc.
3. Tăng Nguy Cơ Tai Nạn
Thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng buồn ngủ trong lúc làm việc hoặc lái xe, tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương.
Tác Hại Của Thức Khuya Đối Với Sức Khỏe