page.com.vn
Tử Cấm Thành không chỉ là một công trình kiến trúc kỳ vĩ, mà còn là nơi lưu giữ nhiều bí ẩn và câu chuyện huyền bí của Trung Quốc. Những hiện tượng siêu nhiên, kho báu thất lạc, và các nhân vật lịch sử nổi tiếng khiến nó trở thành điểm đến không chỉ về văn hóa mà còn về sự tò mò và khám phá. Hơn thế nữa, trong chiều dài phát triển của lịch sử Trung Quốc nó còn là biểu tượng của quyền lực và địa vị tối cao từ mọi triều đại đã quâ.
Tử Cấm Thành, hay còn gọi là Cố Cung, là một công trình kiến trúc hoàng gia vĩ đại nằm ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện của các hoàng đế Trung Quốc trong suốt gần 500 năm, từ triều đại nhà Minh đến nhà Thanh, và được coi là biểu tượng của quyền lực tối cao của hoàng gia phong kiến. Tử Cấm Thành không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng và là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa và nghệ thuật của Trung Hoa cổ đại. Dưới đây là tóm tắt quá trình lịch sử hình thành của Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành từ góc nhìn phía trên
Bối cảnh lịch sử trước khi Tử Cấm Thành được xây dựng, thì thủ đô của nhà Minh ban đầu đặt tại Nam Kinh, dưới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398). Sau khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi năm 1402, ông chuyển thủ đô về Bắc Kinh nhằm củng cố quyền lực và phòng thủ các thế lực từ phương Bắc. Và từ đây Bắc Kinh được xem là trung tâm chính trị của Trung Quốc.
Minh Thành Tổ Chu Đệ - người dời kinh đô
Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng vào năm 1406, dưới sự chỉ đạo của Minh Thành Tổ Chu Đệ. Quá trình xây dựng kéo dài 14 năm và hoàn thành vào năm 1420. Hơn một triệu công nhân và thợ thủ công đã tham gia vào công trình này, bao gồm các kiến trúc sư, thợ xây dựng, và nghệ nhân hàng đầu từ khắp Trung Quốc.
Mô hình của Tử Cấm Thành
Để xây dựng Tử Cấm Thành, các vật liệu cao cấp nhất đã được sử dụng, bao gồm gỗ quý từ vùng rừng rậm phía tây nam Trung Quốc và đá cẩm thạch trắng từ các mỏ đá gần Bắc Kinh. Gạch và đá xanh cũng được sử dụng để xây dựng tường thành và nền móng, tạo nên một kết cấu vững chắc và trường tồn.
Tử Cấm Thành được thiết kế theo nguyên tắc phong thủy thời đó. Kiến trúc này được xây dựng tương tự các tòa nhà thời đó như Bảo Hòa Điện, Trung Hòa Điện, … Và đặc trưng của nguyên tắc là đại diện cho tầng lớp cao quý và quyền lực nhất của Trung Hoa thời đó. Hơn thế nữa, tất cả đều được bao quanh bởi tường thành kiên cố và chắc chắn khiến cho Tử Cấm Thành càng trở nên to lớn bà chắc chắn.
Tử Cấm Thành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc qua nhiều thế kỷ, từ thời nhà Minh đến nhà Thanh. Đây không chỉ là nơi cư trú của các hoàng đế mà còn là trung tâm chính trị, văn hóa, và quyền lực của quốc gia.
Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế điều hành triều đình, ra quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia. Quyền lực của các hoàng đế được củng cố thông qua các nghi lễ và hội họp tại đây. Và đây là một trong những nơi quan trọng đặt niềm tin trong việc bảo vệ con cháu Hoàng Gia.
Hơn thế nữa, Cung điện là nơi bảo tồn nghệ thuật hoàng gia, bao gồm tranh, đồ gốm, và thư pháp. Kiến trúc và trang trí của Tử Cấm Thành là đỉnh cao của nghệ thuật Trung Hoa, phản ánh sự phát triển văn hóa, mỹ thuật của quốc gia.
Việc hình thành và phát triển hàng nghìn năm khiến Trung Quốc là một trong những quốc gia có lễ nghi và tư tưởng phong kiến nhiều nhất thế giới. Đặt biệt là sự hình thành của lịch sử Nho giáo góp phần khiến Tử Cấm Thành đóng vai trò trong việc bảo tồn và duy trì trật tự của Hoàng Gia thời đó.
Tử Cấm Thành không chỉ là biểu tượng của quyền lực phong kiến mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển văn hóa và chính trị của Trung Quốc qua nhiều thời kỳ.
Vẻ đẹp của Tử Cấm Thành không chỉ nằm ở sự to lớn mà còn là sự tráng lễ, tinh tế của Trung Quốc. Điều này khiến Tử Cấm Thành được nhiều khách du lịch chọn là điểm đến và chụp ảnh đẹp.
Từ cổng chính của Tử Cấm Thành, chúng ta sẽ thấy được sự tráng lệ và rộng lớn của một trong bốn cố đô lớn nhất Trung Hoa.
Lăng kính bắt được góc nhìn từ cổng Tử Cấm Thành
Sau khi bước vào trong, chúng ta sẽ trực tiếp tham quan các kiến trúc được thiết tế tinh xảo và đậm chất trung hoa thời cổ đại.
Với sự biểu trưng của rồng và phụng sẽ giúp ta thấy rõ được văn hóa ảnh hưởng đến Hoàng Gia thế nào.
Các mái nhà với ngối cổ điển
Khách tham quan Tử Cấm Thành vô cùng nhiều khiến cho nơi đây lúc nào cũng tấp nập người càng làm cho chúng ta hiểu được nó đã từng thịnh thế như thế nào.
Sự nhộn nhịp của khách du lịch
Về đêm, Tử Cấm Thành càng lộng lẫy và bí ẩn hơn khi hòa vào màn đêm đen.
Ánh trời ngã tối ở Tử Cấm Thành
Những hình ảnh tuyệt đẹp này đã được chụp qua lăng kính các nhiếp ảnh gia sẽ cho bạn thấy Tử Cấm Thành là một nơi đáng tham quan thế nào.
Sự hùng vĩ bên trong Tử Cấm Thành
***Nội dung chỉ giới hạn (2-1000) ký tựHọ tên (3-50) ký tự