• page.com.vn

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi


Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở người cao tuổi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí gây tàn phế suốt đời.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), 80% bệnh nhân bị thoái hóa khớp bị hạn chế về vận động, 25% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi
Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi-1

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp tiếng Anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, là một khái niệm chỉ sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn. Trong đó degenerative là thuật ngữ mô tả sự thoái hóa sinh học, còn arthritis có nghĩa là viêm khớp.

Định nghĩa dưới đây của GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh) sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý:

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.

Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Khớp giúp các chi, cột sống di động hàng ngày mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới (lớp) sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

 

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi-958-1

hình ảnh mô tả khớp bị thoái

Nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

Bình thường, sụn khớp được tái tạo đều đặn để bảo đảm chức năng khớp. Sau khoảng 30 tuổi, sự tái tạo giảm đi và sự thoái hóa diễn ra nhiều hơn. Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa này của sụn khớp, xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:
Thoái hóa theo tuổi: tuổi càng cao càng hư khớp gối.
Thừa cân – béo phì: Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối. Giảm mỗi 5% cân nặng sẽ cải thiện chức năng và tình trạng đau khớp gối.
Chấn thương khớp gối: các tổn thương sụn, xương, dây chằng khớp gối sẽ để lại hậu quả viêm mạn tính gây phá hủy khớp gối từ từ. Cho dù bạn đã được phẫu thuật nối dây chằng chéo hoặc vá sụn, các tổn thương này vẫn tồn tại gay thoái hóa khớp nếu không có phương pháp điều trị bổ sung.
Vận động viên thể thao: nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao do đòi hỏi vận động khớp gối cường độ cao liên tục và thường gặp phải vấn đề chấn thương trong lúc tập luyện và thi đấu.
Bàn chân bẹt: bệnh lý mất vòm bàn chân gây lệch trục khớp gối, tình trạng kéo dài nhiều năm gây phá hủy sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Nữ giới: Nữ giới độ tuổi sau 45 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Nữ giới có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nam giới nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Theo nhiều nghiên cứu, mỗi lần sinh nở, phụ nữ lại có nguy cơ càng cao thoái hóa khớp gối và khớp háng.

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi-958-1

Phương pháp điều trị

Khi nhận thấy khớp mình có bất thường, cần thăm khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Sau đây là các cách điều trị thoái hóa khớp theo từng giai đoạn bệnh:

Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, khớp, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp vận động mạnh. Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác.

 

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ở Người Cao Tuổi-958-1

 Sử dụng các loại thuốc trong quá trình điều trị

Đối với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị như thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong việc điều trị và khắc phục thoái hóa khớp cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, khó duy trì được lâu dài vì tác dụng phụ rất nhiều và nặng nề. Các nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm. Thuốc dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.

 Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng như biến dạng khớp, khớp cứng không cử động được, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật như: điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), khoang kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài ra, phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện nay còn nhắc đến liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp Đông y. Liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là an toàn so với phẫu thuật, tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhiều mặt hạn chế như thời gian tiêm tế bào gốc chỉ kéo dài được 3-4 năm, với người lớn tuổi thời gian này còn ngắn hơn, và tồn tại nhiều rủi ro như không đáp ứng với thuốc mà chi phí lại cao.

    Nhận xét của bạn

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM