• page.com.vn

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng


Lhasa, thủ đô linh thiêng của Tây Tạng, bạn sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt rõ rệt. Nằm ở độ cao trên 3.600 mét so với mực nước biển, Lhasa như tách biệt với thế giới xô bồ ngoài kia, ôm ấp trong lòng không gian yên bình và thiêng liêng. Những ngôi chùa, các con phố rộn ràng nhưng vẫn mang nét trầm mặc, hương khói nghi ngút, tất cả như thể tạo nên một không gian tâm linh mà ít nơi nào có được. Thêm vào đó, đây cũng được coi là nơi mà Đạt ma Tổ sơ sinh ta lớn lên và tọa hóa càng làm sự tâm linh và tín ngưỡng được đẩy lên cao.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-1
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-2
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-3
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-4
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-5
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-6
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-7
Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-8

Sơ lược về Lhasa và Cung điện Potala

Lhasa là thủ đô của khu tự trị Tây Tạng, nằm ở vùng cao nguyên Thanh Tạng của Trung Quốc. Với độ cao hơn 3.600 mét, đây được coi là một trong những thành phố cao nhất thế giới và cũng là trung tâm tôn giáo, văn hóa và chính trị của người Tây Tạng. Từ lâu, Lhasa đã được mệnh danh là "Thánh địa" của Phật giáo Tây Tạng, với hàng loạt các ngôi đền, chùa và di tích văn hóa nổi tiếng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Góc nhìn phía xa của cung điện Potala

Cung điện Potala là biểu tượng lịch sử và văn hóa quan trọng nhất của Lhasa, cũng như của toàn Tây Tạng. Được xây dựng trên ngọn đồi Marpo Ri (Đỏ) tại Lhasa, Potala không chỉ là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma mà còn là trung tâm chính trị và tôn giáo của Tây Tạng trong nhiều thế kỷ.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Lhasa có lịch sử kéo dài hàng ngàn năm, nhưng đặc biệt trở nên quan trọng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, chọn Lhasa làm thủ đô chính thức của Tây Tạng vào thế kỷ 17. Kể từ đó, Lhasa trở thành trung tâm chính trị và tôn giáo của Tây Tạng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Sự to lớn của cung điện Patala

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Lhasa có lịch sử kéo dài hàng ngàn năm, nhưng đặc biệt trở nên quan trọng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, chọn Lhasa làm thủ đô chính thức của Tây Tạng vào thế kỷ 17. Kể từ đó, Lhasa trở thành trung tâm chính trị và tôn giáo của Tây Tạng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Du khách tham quan Lhasa

Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới sự chỉ đạo của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Công trình này được hoàn thành vào năm 1649 và nhanh chóng trở thành nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma và là trụ sở hành chính của chính quyền Tây Tạng. Potala bao gồm hai phần chính: Cung điện Đỏ (Red Palace) và Cung điện Trắng (White Palace). Cung điện Đỏ chủ yếu là các phòng thờ và các tháp bảo chứa hài cốt của các Đạt Lai Lạt Ma quá cố, trong khi Cung điện Trắng là nơi ở và làm việc của các Đạt Lai Lạt Ma.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Ánh nắng chiếu dến Lhasa

Sau khi Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng vào những năm 1950, LhasaPotala vẫn giữ vai trò quan trọng trong văn hóa và lịch sử Tây Tạng. Mặc dù Tây Tạng đã trải qua nhiều biến cố chính trị, Cung điện Potala vẫn được duy trì như một di tích văn hóa và lịch sử. Năm 1994, Potala được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.cùng với Vạn Lý Trường ThànhTử Cấm Thành.

Các tôn giáo nổi tiếng ở Lhasa

Lhasa là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Phật giáo Kim Cương thừa). Từ thế kỷ 7, Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng, và Lhasa nhanh chóng trở thành trung tâm tôn giáo lớn. Hệ thống tôn giáo này được định hình bởi sự kết hợp của các yếu tố từ Phật giáo Ấn Độ và văn hóa bản địa Tây Tạng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Sinh hoạt hằng ngày của các sư Tây Tạng

Lhasa cũng là nơi xuất phát của các trường phái lớn trong Phật giáo Tây Tạng, bao gồm:

  1. Gelugpa (mũ vàng): Là trường phái chính thống của Phật giáo Tây Tạng, do Tông Khách Ba (Tsongkhapa) sáng lập vào thế kỷ 14, và cũng là truyền thống tôn giáo của các Đạt Lai Lạt Ma.
  2. KagyupaNyingmapa: Các trường phái khác của Phật giáo Tây Tạng, tập trung vào thiền định và các thực hành tâm linh mật tông.

Những truyền nhân phật giáo - Con người của Lhasa

Con người ở Lhasa, cũng như ở khắp Tây Tạng, nổi bật với tinh thần tín ngưỡng mạnh mẽ, đời sống gắn liền với tôn giáo và một nền văn hóa đặc sắc được hun đúc qua hàng ngàn năm. Mặc dù Lhasa đã dần hiện đại hóa trong những thập kỷ gần đây, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được những giá trị truyền thống cốt lõi, đặc biệt là lòng sùng kính đối với Phật giáo Tây Tạng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Người dân của Lhasa

Người dân Lhasa chủ yếu là tín đồ của Phật giáo Tây Tạng, và tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Từ sáng sớm, bạn sẽ thấy những người hành hương đi bộ quanh các ngôi đền, chùa và tu viện, xoay các bánh xe cầu nguyện và niệm "Om Mani Padme Hum" (thần chú phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng). Họ có niềm tin sâu sắc rằng việc thực hành tôn giáo sẽ giúp họ tích lũy công đức, đạt được sự thanh thản và giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Các điểm tham quan nổi tiếng của Lhasa

Cung điện Patala, một trong những nơi được xem là đẹp nhất Lhasa và là nơi mang nặng phong tục Phật giáo và tâm linh. Bên cạnh đó cung điện là nơi thời các vị phật đà và các thánh vật mà các trụ trì tọa hóa để lại khiến cho nó càng ngày càng được nhiều người biết đến và tham quam.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Sự hòa hoa của một cung điện nổi tiếng

Phía trong cung điện là một không gian rộng lớn mang phong thái Phật giáo. Trang trí theo phong cách Tây Tạng cổ điện càng làm nổi bật nét cổ kính giúp chúng ta có cái nhìn rõ về tạp quán sinh hoạt và quá trình hằng ngày họ sinh sống.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Bên trong cung điện Potala

Còn có Đền Jokhang: Đây là ngôi đền linh thiêng nhất của Tây Tạng, được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 bởi Vua Songtsen Gampo. Jokhang được coi là trung tâm tôn giáo của Tây Tạng, nơi mà hàng ngàn người hành hương từ khắp nơi đến cầu nguyện mỗi năm.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Kiến trúc độc đáo của Đền Jokhang

Tu viện Drepung: Là một trong ba tu viện lớn nhất của dòng Gelugpa. Trước kia, đây là nơi sinh sống của hàng ngàn tăng sĩ và là nơi học tập Phật giáo hàng đầu.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Tu viện nơi người thành kính Phật giáo tu hành

Ý nghĩa của Lhasa và Cung điện Potala

Lhasa không chỉ là thủ đô của Tây Tạng mà còn là trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Đối với hàng triệu tín đồ Phật giáo Tây Tạng, việc hành hương về Lhasa và các ngôi đền ở đây được coi là một trong những điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Góc nhìn từ nơi dân cư sinh sống

Cung điện Potala có ý nghĩa lịch sử to lớn không chỉ vì là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, mà còn là biểu tượng của quyền lực và tôn giáo Tây Tạng. Cung điện này là kho tàng chứa đựng các tài liệu quý giá về lịch sử, tôn giáo và văn hóa Tây Tạng, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển của kiến trúc và nghệ thuật Tây Tạng.

Lhasa và Cung điện Potala - Niểm kiêu hãnh của người Tây Tạng-735-1

Hướng lên Cung điện Potala

Những lưu ý khi tham quan Lhasa và Cung điện Potala

Khi du lịch đến Lhasa, hãy lưu ý:

  1. Say độ cao: Thành phố nằm ở độ cao 3.600m, nên dễ bị say độ cao. Nghỉ ngơi và thích nghi từ từ.
  2. Giấy phép du lịch: Cần có giấy phép Tây Tạng và xin qua công ty du lịch.
  3. Tôn trọng tôn giáo: Ăn mặc kín đáo khi vào chùa, xin phép trước khi chụp ảnh, và xoay bánh xe cầu nguyện theo chiều kim đồng hồ.
  4. Khí hậu lạnh: Mang theo áo ấm và các vật dụng dưỡng da do khí hậu khô.
  5. Tiền mặt: Dùng Nhân dân tệ, ATM hạn chế, thẻ tín dụng ít được chấp nhận.
  6. Ẩm thực: Tránh uống nước trực tiếp, ưu tiên nước đóng chai.
  7. Bảo vệ môi trường: Du lịch bền vững, không xả rác.

    Nhận xét của bạn

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM