Cổng Ngọ Môn
Đây là cửa chính và nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế, cổng Ngọ Môn nhìn từ xa đã toát lên vẻ uy nghi, vững chải trong suốt bề dày lịch sử. Đây cũng là địa điểm được check-in, chụp ảnh đầu tiên trong chuyến tham quan.
Hoàng Thành
Phía sau cổng Ngọ Môn là Hoàng Thành, đây là nơi ở của vua, các thành viên hoàng tộc, cũng như nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra, bên trong Hoàng thành còn có Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các,…
Tử Cấm Thành
Được khởi công xây dựng từ năm 1803. Đến năm 1821, dưới triều vua Minh Mạng, khu vực này chính thức mang tên Tử Cấm Thành. Là vòng thành trong cùng của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành là nơi tập trung nhiều công trình quan trọng như Duyệt Thị Đường, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, và Vạc đồng,….
Các di tích lịch sử quan trọng khác bên trong Kinh thành Huế
Trường Quốc Tử Giám: Quốc Tử Giám được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn. Đến năm 1908, vua Duy Tân cho dời trường vào bên trong Kinh thành.
Điện Long An: Đây là nơi vua Thiệu Trị thường lui tới để nghỉ ngơi, làm thơ, đọc sách.
Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế: Nơi đây hiện đang trưng bày hơn 300 hiện vật bằng sành, vàng, sức, ngự dụng, ngự y, pháp lam Huế cùng trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn.
Tàng Thư Lâu: là nơi lưu trữ các công văn cũ của lục bộ và cơ quan triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây còn được xem là Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Viện Cơ Mật – Tam Tòa: Đây là cơ quan tư vấn của nhà vua bao gồm bốn vị đại thần từ bậc Tam Phẩm trở lên. Học là các Đại học sĩ của 4 điện gồm: Văn Minh, Đông Các, Cần Chánh và Võ Hiển.
Cửu Vị Thần Công: Cửu vị thần công là tên gọi của 9 khẩu thần công được đúc dưới thời vua Gia Long bởi các nghệ nhân Huế.
bên trái là văn miếu Quốc Tử Giám, bên phải lần lượt từ trên xuống là: Ngọ Môn - Hoàng Thành - Tử Cấm Thành