• page.com.vn

Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ


Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã được thừa hưởng khả năng miễn dịch từ tiêm chủng của người mẹ thông qua nhau thai, cho đến khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận được sự bảo vệ trong những năm đầu đời từ miễn dịch thụ động của mẹ được truyền qua sữa ở giai đoạn sơ sinh.

Cho đến khi lớn lên, trưởng thành và già đi, tiêm chủng vắc xin tiếp tục duy trì vai trò là “tấm khiên bảo vệ” con người khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ,  người lớn đảm bảo thành công và hạnh phúc trong tương lai.

Vậy, tiêm chủng là gì? Tiêm chủng mang lại những lợi ích nào đối với cộng đồng? Sẽ ra sao nếu thế giới không có tiêm chủng? Bài viết dưới đây, chuyên gia VNVC sẽ hé lộ 4 lợi ích và vai trò của tiêm chủng đối với y tế cộng đồng.

Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ
Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ-1

Chăm sóc sức khỏe dự phòng

Thế nào là “chăm sóc sức khỏe dự phòng”?

Theo các chuyên gia y tế, hành trình chăm sóc sức khỏe được chia thành 3 giai đoạn chính: chăm sóc dự phòng, chăm sóc ban đầu (khi có một số dấu hiệu bệnh thông thường), chăm sóc phục hồi hay chăm sóc bệnh mạn tính (khi mắc các bệnh nặng hoặc kéo dài). Trong đó, giai đoạn chăm sóc dự phòng có vai trò quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe thiết yếu, phòng bệnh và tạo “nền tảng” sức khỏe cho việc chữa bệnh và phục hồi nếu chẳng may mắc bệnh

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dân ngày nay sống tốt hơn, khỏe hơn và thọ hơn so với cách đây 30 năm. Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực nhằm cải thiện việc cung cấp các loại vắc-xin thiết yếu, nước sạch, vệ sinh và chăm sóc tiền sản dành cho bà mẹ và trẻ sơ sinh – những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất. Qua đó có thể thấy được sự phòng ngừa trước khi bệnh xảy ra giúp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh, giảm chi phí chăm sóc và điều trị tốt hơn.

Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ-809-1

Các phương pháp phòng bệnh

Tiêm chủng đầy đủ

Vắc xin làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm bằng cách “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của các tác nhân gây bệnh (vi-rút, vi khuẩn, nấm,…) nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Một số ít trường hợp không may có thể bị mắc bệnh sau khi tiêm vắc xin nhưng các triệu chứng và biến chứng của bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều so với người không tiêm phòng. Các tổ chức y tế lớn trên thế giới đều khẳng định việc tiêm chủng đầy đủ sẽ là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm an toàn, hiệu quả và chủ .

Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên

Bạn hãy xây dựng thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thực phẩm hoặc khi ăn, sau khi chăm sóc cây cảnh hoặc làm bất kỳ công việc nào gây lấm bẩn. Để phòng chống lây bệnh truyền nhiễm cho người khác, bạn lưu ý rửa sạch tay sau khi xì mũi, ho, hắt hơi; vuốt ve hoặc cho thú cưng ăn uống; sau khi đến thăm hoặc chăm sóc người bệnh.

Bạn tham khảo thêm quy trình rửa tay thường quy theo Bộ Y tế như sau:

Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước đến cổ tay và làm khô tay.

Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ-809-1

Tiêm phòng định kỳ

Chăm sóc sức khỏe chủ động

Việc chủ động chăm sóc sức khỏe mang đến những lợi ích lớn lao mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra như:

Tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ ốm, bệnh

Khi bạn áp dụng các nguyên tắc ăn uống khoa học, duy trì một lối sống khoa học, có chế độ tập luyện phù hợp, chú trong đến sức khỏe tinh thần, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe… sức khỏe tổng thể của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt. Khi sức khỏe và sức đề kháng tăng lên, nguy cơ ốm hay bệnh đều sẽ giảm đáng kể.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Một người khỏe mạnh, vui vẻ sẽ có nhiều cơ hội để làm những việc mình thích, đến những nơi mình muốn và tận hưởng những vui thú của riêng mình. Họ có thể tự khiến mình hạnh phúc, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người, dễ dàng vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Người biết chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ không trở thành gánh nặng cho những người xung quanh và có thể giúp ích cho xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Giảm chi phí cho y tế, củng cố kinh tế gia đình

Chăm sóc sức khỏe chủ động giúp nâng cao sức khỏe nên cũng giúp mỗi cá nhân và gia đình giảm đáng kể chi phí khám chữa và điều trị bệnh. Điều này góp phần củng cố tài chính cá nhân, kinh tế gia đình và không trở thành gánh nặng cho quỹ Bảo hiểm y tế Nhà nước.

Y học dự phòng: Tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ-809-1

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và khác với chăm sóc sức khỏe thông thường thế nào đến đây bạn đã biết. Hãy áp dụng càng sớm càng tốt các biện pháp chủ động chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng để sống vui, sống khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé!

    Nhận xét của bạn

         

    https://ola.com.vn

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM